Thực phẩm thay thế thịt là khái niệm không mấy xa lạ, đặc biệt là khi xu hướng ăn lành mạnh trở nên phổ biến như hiện nay. Nhận thức về việc thịt động vật ảnh hưởng xấu thế nào đến sức khỏe, nhiều người đã tìm kiếm và sử dụng các loại thực phẩm có thể thay thế thịt nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn còn chưa biết thực phẩm thay thế thịt là gì và đâu là những thực phẩm nên sử dụng thì đừng bỏ qua bài viết này.
Những điều cần biết về thực phẩm thay thế thịt
1. Thực phẩm thay thế thịt là gì?
Thực phẩm thay thế thịt nói chung là những loại thực phẩm được sử dụng để thay thế cho các loại thịt động vật thông thường. Thực phẩm thay thế thịt phải chứa chất đạm (protein) cần thiết cho cơ thể. Hiểu đơn giản, thay vì lấy nguồn đạm từ thịt động vật thì chúng ta sẽ lấy từ thực phẩm thay thế.
Thực phẩm thay thế thịt có thể là thực vật tự nhiên cũng có thể là những loại thịt nhân tạo. Điểm chung giữa chúng là đều giàu đạm.
Thực phẩm thay thế thịt chứa nguồn đạm cần thiết cho cơ thể
2. Lợi ích của việc sử dụng thực phẩm thay thế thịt
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao phải tìm kiếm và sử dụng thực phẩm thay thế thịt mà không dùng thịt – nguồn thực phẩm dồi dào và phổ biến hiện nay? Câu trả lời đơn giản là thịt động vật không tốt cho sức khỏe.
Đúng là chúng ta thu về được rất nhiều dưỡng chất cần thiết từ thịt động vật ví dụ như đạm, Vitamin B12, kẽm… Thế nhưng ngoài dưỡng chất thì thịt động vật còn tồn tại nhiều chất gây hại có thể đến từ quá trình chăn nuôi hoặc quá trình chế biến.
Thực phẩm thay thế thịt giúp hạn chế tối đa những chất gây hại này, từ đó giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý và tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể sử dụng thực phẩm thay thế thịt có thể giúp:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
- Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, mỡ máu, mỡ gan.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư…
- Hạn chế tình trạng béo phì.
- Giữ gìn vóc dáng.
Sử dụng thực phẩm thay thế thịt giúp tăng cường sức khỏe tổng thể
3. Top 7 thực phẩm thay thế thịt nên sử dụng
Tuy không thực sự quá dồi dào như thịt động vật nhưng xung quanh chúng ta có rất nhiều thực phẩm có thể sử dụng để thay thế thịt. Điển hình như 7 gợi ý sau đây.
-
Đậu hũ
Đậu hũ hay còn gọi là đậu phụ, chúng được làm từ đậu nành và được lựa chọn là một trong những loại thực phẩm thay thế thịt phổ biến nhất. Trong 100g đậu hũ chứa khoảng 8g chất đạm.
-
Các loại đậu
Nếu muốn thay thế thịt thì đừng bỏ qua các loại đậu. Ngoài chất đạm, đậu còn chứa nhiều chất xơ và các loại Vitamin cần thiết cho cơ thể. Ước tính 100g đậu lăng chứa 9g đạm, 100g đậu gà chứa 7g đạm, con số này ở đậu đen là khoảng 9g (khi nấu chín).
-
Các loại hạt
Tương tự như đậu, các loại hạt cũng mang trong mình nguồn chất đạm cần thiết và rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể ví dụ như chất béo không bão hòa, chất xơ, khoáng chất... Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng thay thế cho thịt, các loại hạt cũng thường được sử dụng để giảm cân, gìn giữ vóc dáng.
Một số loại hạt bạn có thể tham khảo sử dụng là hạnh nhân (100g chứa 21g chất đạm), hạt điều (100g chứa 18g chất đạm), hạt óc chó (100g chứa 15g chất đạm)…
Các loại hạt chứa nguồn đạm dồi dào
-
Rau bina
Rau bina thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày và bạn nên duy trì sử dụng loại rau này bởi chúng rất dồi dào chất dinh dưỡng. Ước tính trong 100g rau bina chứa khoảng 2.9g chất đạm.
-
Mì căn
Mì căn được làm từ lúa mì nên chúng mang nguồn đạm rất nhiều. Trong 100g mì căn chứa khoảng gần 18g đạm. Tuy nhiên khi sử dụng mì căn bạn cần kết hợp với các loại thực phẩm khác vì nhìn chung mì căn giàu đạm nhưng lại thiếu đi các axit amin và những chất dinh dưỡng thiết yếu.
-
Thịt thực vật
Thịt thực vật là loại thịt được làm từ các loại thực vật giàu chất đạm như các loại đậu, lúa mì… Không chỉ đảm bảo về mặt dưỡng chất, người ta còn “tạo hình” thịt thực vật giống như thịt thật. Nghĩa là vẫn có màu đỏ hay vị béo như thịt động vật bình thường.
-
Thịt nuôi cấy từ tế bào
Thịt nuôi cấy từ tế bào cũng là khái niệm không mới, tuy nằm trong nhóm thực phẩm thay thế thịt nhưng chúng ta có thể hiểu loại thịt này cũng là thịt thật. Đơn giản là vì chúng được tạo nên từ tế bào của động vật. Người ta lấy những tế bào này nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để thành phẩm giống y như thịt động vật từ chất dinh dưỡng, hương vị cho đến hình thức.
Thịt thay thế vừa giàu dưỡng chất vừa đảm bảo hương vị như thịt thật
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thực phẩm chứa nguồn chất đạm dồi dào có thể sử dụng để thay thế thịt. Tuy nhiên bạn cần kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể có thể hấp thụ đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết. Trên đây chúng tôi đã gợi ý cho bạn 7 loại thực phẩm thay thế thịt nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Hãy theo dõi để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.